Trồng thuỷ canh là gì?

Ngày đăng: 21-01-2018 00:45:30

Định nghĩa - Thuỷ canh nghĩa là gì?

Thuỷ canh là một phương pháp trồng cây mà không sử dụng đất (ví dụ, đất ít hơn). Kỹ thuật này thay vì sử dụng một dung dịch dinh dưỡng khoáng trong dung môi nước, cho phép quá trình hấp thu chất dinh dưỡng để có hiệu quả hơn khi sử dụng đất. Có một số loại hoặc các biến thể của Thuỷ canh.

Thuỷ canh

Thuỷ canh là thích hợp cho việc sản xuất thực phẩm thương mại . Thuỷ canh sở hữu nhiều lợi thế hơn một phương pháp trồng trên đất. Không giống như các cây trồng trong đất, cây trồng ở một hệ thống thủy canh không cần phải xây dựng cấu trúc rễ sâu rộng để tìm kiếm các chất dinh dưỡng. Nó là dễ dàng hơn để kiểm tra và điều chỉnh độ pH. Trong phương pháp thủy canh, cây được nuôi trong môi trường phát triển cân đối trơ và hoàn hảo pH nơi hệ thống rễ chỉ cần năng lượng tối thiểu để có được chất dinh dưỡng từ rễ.  Có một số loại của kỹ thuật trồng thủy canh, bao gồm:

  • kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT)
  • hệ thống bấc
  • Ebb và dòng chảy (lũ và cống)
  • văn hóa nước
  • hệ thống nhỏ giọt
  • hệ thống khí canh

Aquaponics là Thuỷ canh kết hợp với nuôi trồng thủy sản (nuôi cá).

* Các hệ thống thủy canh phổ biến

Thủy canh ( Water Culture)

Là hình thức canh tác không dùng đất. Cây được trồng trên hoặc trong dung dịch dinh dưỡng có thể sử dụng giá thể như cát, sỏi, đá chân châu, xơ dừa…hoặc mùn cưa để cung cấp hỗ trợ khí cho rễ cây (Jesen,1991), sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước dưới dạng dung dịch thủy canh và tùy theo từng kỹ thuật mà toàn bộ hoặc một phần rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng.

Phân loại hệ thống thủy canh: căn cứ vào đặc điểm dung dịch dinh dưỡng có thể chia hệ thống thủy canh làm 2 loại:

Hệ thống thủy canh tĩnh: dung dịch dinh dưỡng không chuyển động trong quá trình trồng cây. Rễ cây được nhúng một phần hay hoàn toàn trong dung dịch dinh dưỡng. Hệ thống này có ưu diểm là chi phí đầu tư thấp vì không cần hệ thống làm chuyển động dung dịch nhưng hạn chế là thường thiếu oxy và pH thường giảm gây ngộ độc cho cây.

Hệ thống thủy canh động: dung dịch có thể chuyển động trong quá trình trồng cây. Hệ thống này chi phí cao hơn nhưng rễ cây không bị thiếu oxy. Hệ thống này được chia làm hai loại:

Hệ thống thuỷ canh mở: dung dịch dinh dưỡng không có sự tuần hoàn trở lại, gây lãng phí dung dịch.

Hệ thống thủy canh kín: dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống bơm hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa.

Ưu điểm của trồng cây bằng phương pháp thủy canh

+ Có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, các loại dinh dưỡng được cung cấp theo yêu cầu của từng loại rau, có thể loại bỏ các chất gây hại cho cây và không có các chất tồn dư từ vụ trước.

 + Tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dung dịch nên nước không bị thất thoát do ngấm vào đất hoặc bốc hơi.

  + Giảm chi phí công lao động do không phải làm một số khâu như làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới nước.

   + Dễ thanh trùng vì chỉ cần rửa bằng formaldehyt loãng và nước lã sạch.

   + Hạn chế sử dụng thuốc bảo thực vật và điều chỉnh được hàm lượng dinh dưỡng nên tạo ra sản phẩm ray an toàn đối với người sử dụng.

   + Trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi trường

   + Nâng cao năng suất và chất lượng rau: Năng suất rau có thể tăng từ 25 – 500%  (Lê Đình Lương, 1995)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                      Hình 1.1  Hệ thống Water culture

Nhược điểm của phương pháp thủy canh

+ Giá thành cao do đầu tư ban đầu lớn.

+ Yêu cầu kỹ thuật cao: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu người trồng phải có kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng trọt cao hơn vì tính đệm hóa trong dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất nên việc sử dụng quá liều một chất dinh dưỡng nào đó có thể gây hại cho cây, thậm chí dẫn đến chết (FAO, 1992; Runia W.T (1998). Sự lan truyền bệnh nhanh đòi hỏi nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nhất định: Theo Midmore thì độ mặn trong nước cần được xem xét kỹ khi sử dụng cho trồng rau thủy canh, tốt nhất là nhỏ hơn 2.500 ppm (Midmore D.J và cs., 1995).

Lịch sử phát triển

Thủy canh đã được thưc hiện nhiều thế kỉ trước ở Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, nơi những người cổ đại sử dụng hào tan phân để trồng dưa chuột, dưa hấu và các loại rau khác. Vườn treo của Babylon và của trang trại nổi Aztee chính là sự xuất hiện đầu tiên của hệ thống thủy canh trên thế giới. Trong thực tế ở vườn treo Babylon các cây tăng trưởng trong một dòng nước và các khu vườn nổi ở Mexico phát triển bởi Aztec thời cổ đại có thể được coi là một trong số những nơi sớm nhất được ghi nhận về việc sử dụng kĩ thuật thủy canh. Phương pháp thủy canh đã được nghiên cứu trong những năm 1860 bởi các nhà khoa học Đức (Sachs và Knop). Nhưng Gericke, là người đã đẩy mạnh sự phát triển của thủy canh và phổ biến rộng rãi trong những năm 1920 và 1930. Trong những năm 1930 và 1940 các công trình nghiên cứu thủy canh tiếp tục được thực hiện tại Hoa Kì, Nhật Bản và Châu Âu.

Đầu thế kỉ 20, kĩ thuật thủy canh đã được thử nghiệm tại Hoa Kì. Từ “thủy canh” (hydroponics) được Gericke (Mỹ) đặt ra vào năm 1936 để diễn tả trồng cây trong dung dịch nước và dinh dưỡng hào tan. Nghĩa đơn giản của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Hydro” có nghĩa là nước và “ponos” có nghĩa là lao động (Jones, 2005).

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lầu năm góc đối diện với những khó khăn trong việc cung cấp lương thực cho quân nhân tại chiến trường Thái Bình Dương. Chính phủ Hoa Kì đã khắc phục điều này bằng cách áp dụng các kĩ thuật thủy canh để trồng lương thực cho binh lính và các thủy thủ.

Ngày nay thủy canh được sử dụng trên toàn thế giới để trồng rau, trái cây và sản xuất hoa. Ngày nay ước tính có khoảng 60.000 ha rau nhà kính trồng trong nước và trên thế giới. Trồng cây thủy canh cho kiểm soát tốt hơn về môi trường, bao gồm độ ẩm, nhiệt độ ngoài ra còn tránh được một số côn trùng, bệnh tật và cỏ dại. Thủy canh còn được sử dụng ở những nơi đất có hệ thống thát nước kém, cỏ dại độc hại…

Trong thế kỉ XIX, các nhà kha học Pháp và Đức đã cố gắng để điều tra về nhu cầu dinh dưỡng của thực vật và sau đó nó đã được phát triển bởi các nhà khoa học Mỹ và Anh trong nửa đầu cảu thế kỉ XX (Cooper, 1975; Graves, 1983). Chín yếu tố đã được xác định là yếu tố thiết yếu cho sự tăng tưởng và phát triển của cây trồng và sau đó từ năm 1859 đến năm 1965, Sachs và Knop đưa ra một nghiên cứu được gọi là giải pháp trồng trọt, mà ngày nay đã được áp dụng rộng rãi (Douglas, 1984; Jones, 1982). Sau 1929 các khía cạnh thương mại của sản xuất nông nghiệp thông qua giải pháp dinh dưỡng bắt đầu bởi Gericke từ Đại học California tại Berkeley và các hệ thống thủy canh khác phát triển sau đó (Hoagland và Arnon, 1950; Hershey 2008).

Thủy canh là một phương pháp trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng có thể sử dụng các chất hữu cơ hoặc vô cơ làm giá thể cho cây trồng (cát, đất sét, sỏi, đá chân châu, xơ dừa, dừa than bùn và mùn cưa…). Thủy canh đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau như dung dịch dinh dưỡng của cây trồng, độc kim loại nặng, xác định sự thiếu hụt các yếu tố, sàng lọc tính độc của nhôm…(Jones, 1999). Trong phương pháp thủy canh, các nhà nghiên cứu có thể quản lí nồng độ dinh dưỡng thực vật, kiểm soát pH và EC, các chất dinh dưỡng vi lượng ở nồng độ nhỏ và các anion, cation mà cây hấp thụ (Sonneveld và Voogt, 2009).

Hệ thống màng dinh dưỡng NFT ( Nutrient Film Technique)

Dạng các hệ thống trồng thủy canh được phát triển cao nhất ngày nay là kĩ thuật màng mỏng dinh dưỡng NFT ( Nutrient Film Technique) được Doctor Allen Cooper phát triển vào những năm 1960 ở Anh. 

Đây là biến thể của hệ dòng chảy sâu. Hệ thống NFT có một dòng chảy dinh dưỡng liên tục chạy qua các rễ. Cây được đặt trên từng khay, các khay đặt trên một rãnh gọi là kênh. Chất dinh dưỡng được đưa vào các ống dư thừa rút xuống do trọng lực trở lại bể chứa. Một lớp màng dinh dưỡng mỏng cho phép hệ rễ tiếp xúc ổn định với chất dinh dưỡng và lớp khí phía trên cùng lúc.

Ưu điểm của hệ thống này là rau đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng nhờ rau được cung cấp dinh dưỡng thường xuyên. Rễ được tiếp xúc đầy đủ với các nguồn cung cấp oxy, nước, các chất dinh dưỡng.

Khí canh ( Aeroponic System)

Khí canh là hệ thống thủy canh dạng công nghệ cao nhất không dùng giá thể. Rễ cây phát triển chủ yếu trong không khí, phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng, giàu oxi và độ ẩm không khí gần như 100%.

 Lợi ích của phương pháp thủy canh là tạo ra nguồn rau sạch bệnh, chi phí sản xuất cây giống thấp hơn nhiều so với phương pháp nuôi cấy mô nhờ đầu tư ban đầu nhỏ.Cây được trồng trong môi trường có thể kiểm soát tối ưu điều kiện “thời tiết”, nâng cao năng suất (Sahara, 2009). Không cạnh tranh dinh dưỡng và nước với cỏ dại, tối đa hóa không gian theo chiều dọc và giảm thiểu việc chiếm dụng đất.  Theo GS – TS Nguyễn Quang Thạch phương pháp khí canh không chỉ mở ra một nền nông nghiệp công nghệ cao, cho sản phẩm sạch mà còn là hướng mới cho nền nông nghiệp vốn ít đất đai, không gian ( Nguyễn Quang Thạc, ĐHNN Hà Nội).

 

 

 

 

 

 

Hình 1.2 Hệ thống khí canh (Aeroponic System)

1.5 Các loại giá thể dùng trong canh tác không dùng đất

Với cách trồng cây truyền thống, chúng ta thường trồng cây trên môi trường đất. Có thể nói đất là môi trường chứa nước và các chất dinh dưỡng giúp cây hấp thụ, phát triển. Nhưng ngày nay, ngoài việc dùng đất để trồng cây người ta còn sử dụng một phương pháp khác để trồng, đó là trồng cây trên giá thể. Giá thể gồm hai loại là giá thể hữu cơ và giá thể vô cơ. Tuy nhiên mỗi loại giá thể có ưu và nhược riêng, vì thế tùy vào từng lọại cây trồng, điều kiện khí hậu tại địa phương đó mà ta lựa chọn loại giá thể phù hợp để đạt được năng suất cao. Vậy giá thể  là môi trường rắn cho rễ cây đâm xuống mà không phải là đất.

 

 

1.5.1 Giá thể hữu cơ

Than bùn

Than bùn được tạo thành từ xác loài thực vật khác nhau do quá trình thuỷ phân yếm khí.

Mùn cưa

Là phế phẩm trong sản xuất chế biến gỗ, có khả năng giữ ẩm tốt.Thành phần: chủ yếu là xenlulo dễ phân huỷ. Độ thông thoáng khí thấp.  Khi dùng nên trộn với cát để phân phối độ ẩm tốt hơn.

Tránh dùng mùn cưa từ các loại gỗ chứa nhiều tinh dầu, gỗ đã ngâm, gỗ tẩm thuốc bảo quản.

Xơ dừa

 Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ, đóng thành bánh để khô. Thành phần: chủ yếu là xenlulo chiếm 80%, ngoài ra lignin chiếm 18% và các hợp chất khác như tanin... Do vậy khi sử dụng cần ngâm nước để hạn chế ảnh hưởng của tanin giúp cây phát triển tốt hơn. Giá thể này có đặc điểm giữ nước tốt, độ thoáng cao, rẻ nên được dùng phổ biến. Tuy nhiên khi sử dụng trọng hệ thống có hồi lưu dòng dinh dưỡng thì có hạn chế vì chúng giữ nước nhiều, nhưng sử dụng trong các hệ thống không hồi lưu thì rất tốt vì không cần phải tưới nước liên tục.

Trấu hun

            Là vỏ của hạt thóc đem chất đống hun đến độ có thể diệt hết mầm bệnh, vỏ trấu đã đen nhưng chưa thành tro. Thành phần: Kali, silicat và các muối khoáng vi lượng..,

 Trấu hun thoát nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

 

 

1.5.2 Giá thể vô cơ

Đất sét nung (expand clay)

 Là nhưng viên đất sét có kích thước nhỏ, tròn được nung núng ở nhiệt độ cao, có tính trơ, bên trong có nhiều lỗ nhỏ nên tạo được độ thoáng khí và giưc được dịch dinh dưỡng tốt cho cây, thích hợp cho hệ thống thủy canh và có thể tái sử dụng.

Vermiculite

Là một loại khoáng bị nung ở nhiệt độ cao cho đến khi giãn nở cực đại vì lúc đó chúng nhẹ và xốp. Vermiculite giữ nước tốt hơn Perlite và có tính mao dẫn trong hệ thống thủy canh. Một sự pha trộn 1 : 1 của Vermiculite và Perlite là một phương tiện rất phổ biến cho các hệ thống nhỏ giọt kiểu thủy canh cũng như các hệ thống thủy canh động.

 Cát, sỏi

Là loại giá thể trơ điển hình, dễ kiếm, rẻ tiền. Dùng cát có độ lớn của hạt từ 0,1 - 0,2 mm. Sỏi có độ lớn từ 1 - 5 cm. Cần rửa sạch, khử trùng, sấy hay phơi khô trước khi dùng.

Perlite

Là dẫn xuất của núi lửa chứa silic. Tính chất: Có khả năng tiêu nước, thông thoáng tốt.

Ổn đình về tính chất vật lý, có tính trơ hoá học. Thành phần: Gồm 76,9% là Al, một phần nhôm được giải phóng ra ngoài làm pH giảm.

1.6 Pha chế dung dịch dinh dưỡng

Trong thủy canh, các chất cần thiết cung cấp cho cây được sử dụng dưới dạng các muối vô cơ và một phần hữu cơ được hòa tan trong dung môi là nước. Các muối khoáng sử dụng phải có độ hòa tan cao, tránh lẫn các tạp chất. Môi trường dinh dưỡng đạt yêu cầu cao khi có sự cân bằng về nồng độ ion khoáng sử dụng trong môi trường để đảm bảo độ pH ổn định trong khoảng từ 5,5 – 6,5 (là độ pH mà đa số cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt).

1.7 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường

Nhiệt độ và ẩm độ

Tốc độ sinh trưởng của cây chịu tác động bởi nhiệt độ môi trường. Tốt nhất là nên giữ cho môi trường thủy canh của bạn trong khoảng nhiệt độ thích hợp với cây trồng để tránh cây bị ức chế và kéo dài sự sinh trưởng dinh dưỡng (Keith Roberto). Người ta thấy rằng khi nhiệt độ ở mức giới hạn hẹp thì làm tăng sự hút các chất dinh dưỡng. Nhiệt độ đã ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất, lên quá trình liên kết giữa các phân tử trong chất nguyên sinh với các yếu tố khoáng (Nguyễn Ngọc Trì, 2007).

Theo F. Van Patten (2004), nhiệt độ và độ ẩm tương quan nghịch với nhau, ẩm độ tăng nhanh khi nhiệt độ ở buổi tối và ẩm độ không khí giảm khi nhiệt độ tăng. Một nhiệt kế chính xác là điều cần thiết cần có trong khu vườn.

Ánh sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng rất mạnh đến việc hút chất khoáng. Thí dụ nếu để cây bắp trong bóng tối bốn ngày thì nó không còn khả năng hút P và khả năng này chỉ được phục hồi dần khi đưa cây bắp ra ngoài ánh sáng. Ánh sáng có ảnh hưởng mạnh đến sự hấp thu NH4+ hơn là đối với NO3- (Nguyễn Ngọc Trì, 2007).

Mặt khác ánh sáng còn ảnh hưởng đến cường độ quang hợp, khi tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng theo và sau đó tiếp tục tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp giảm dần (Nguyễn Ngọc Trì, 2007).

Ảnh hưởng của sự ngập úng đối với hệ rễ

Sự thiếu oxy trong vùng rễ xảy ra khi đất thoát nước kém sau cơn mưa hoặc sau khi tưới gây giảm tăng trưởng và giảm năng suất ở cây trồng cạn. Mặc dù mọi thực vật bậc cao cần có nước tự do, nhưng nếu quá nhiều nước trong môi trường rễ cây trên cạn có thể bị tổn hại thậm chí gây chết vì nó ngăn cản sự trao đổi di chuyển của oxy và các khí khác, giữa đất và khí quyển.

Ảnh hưởng của các giá thể nuôi trồng thủy canh

Giá thể để trồng cây phải có nhiều tính chất giống đất, phải là chỗ dựa cho hệ thống rễ, tạo điều kiện cho rễ mọc nhiều ra để tìm nước và chất dinh dưỡng và phải là phương tiện cung cấp oxy, nước và dinh dưỡng cho sự sinh trưởng phát triển của cây; không chứa các chất độc hại tới môi trường dinh dưỡng và độ pH của môi trường.

1.8 Độ pH của dung dịch dinh dưỡng

Trong môi trường dinh dưỡng, độ pH rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Độ pH được tính dựa trên mức độ hoạt động của các nguyên tố khác nhau với cây trồng. Dưới 5,5 thì khả năng hoạt động của P, K, Ca, Mg, Mo giảm đi rất nhanh, trên 6,5 thì Fe và Mn lại trở nên bất hoạt.

Việc điều khiển pH của dung dịch rất quan trọng để ngăn chặn pH tăng lên quá cao sẽ gây ra tình trạng kết tủa của Ca3(PO4)4, gây ngẹt ống dẫn dung dịch và bám vào quang bộ rễ của cây. Để ngăn chặn pH tăng cao có thể sử dụng H3PO4, HNO3 hoặc cũng có thể sử dụng NH3.

Nếu pH xuống 5,5 thì dùng KOH hay một số chất thích hợp khác thêm vào dung dịch để có thể tăng pH lên. Nếu pH quá cao, H3PO4 hay HNO3 có thể sử dụng. H3PO4 thường được sử dụng nhiều hơn, vì nó bổ sung thêm PO4 vào quá trình trồng trọt và tăng thêm lượng khoáng chất cần thiết cho cây trồng. Sự sinh trưởng của cây là một trong những nhân tố làm cho môi trường trở nên có tính acid hơn, vì trong quá trình sống rễ giải phóng ra các acid hữu cơ và ion H+.

Sự thay đổi pH trong dung dịch dinh dưỡng thường xảy ra khá nhanh, phụ thuộc vào độ lớn của hệ thống rễ và thể tích dinh dưỡng của một cây. Giá thể được sử dụng càng lâu thì các chất hữu cơ đọng lại trong đó càng nhiều và cần nhiều sự điều chỉnh cần thiết để đạt được pH như mong muốn. Trong thủy canh đa sô các cây trồng thích hợp với môi trường hơi acid đến gần trung tính, pH tối ưu từ 5,8 – 6,5. Trong nuôi trồng thủy canh, pH được cân bằng bởi hoạt động cảu cây. Nếu pH tăng khi đó cây sẽ thải ra các muối acid, nếu pH giảm xuống thì cây sẽ thải ra các thành phần ion base, có thể làm giới hạn việc hấp thu các muối gốc acid, nên rễ cây không cần thiết hấp thu. Nhìn chung pH của môi trường nên kiểm tra thường xuyên khi trồng thủy canh có thể 2 – 3 tuần/lần, nên thực hiện các hình thức kiểm tra này vào thời điểm nhiệt độ giống nhau vì pH của môi trường có thể dao động theo ánh sáng và nhiệt độ vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

 1.9 Độ dẫn điện  (EC)

EC là một nhân tố dẫn điện (Conductivity factor). Giá trị của EC cho biết chỉ số của chất dinh dưỡng  có mặt trong dung dịch mà chúng bị hấp thu bởi rễ cây. Chỉ số EC phản ánh cây trồng hút bao nhiêu chất dinh dưỡng và từ đó ta điều chỉnh EC thích hợp cho cây trồng sinh trưởng, phat triển thuận lợi nhất (Vũ Quang Sáng và ctv, 2007). Giá trị độ dẫn điện (EC) tốt nhất là trong khoảng 1.5 – 2.5 dS/m.

Độ dẫn điện EC dùng để chỉ tính chất của một môi trường có thể truyền tải được dòng điện. Độ dẫn điện của một dung dịch là sự dẫn của dung dịch này được đo giữa những điện cực có bề mặt là 1 cm2. Đơn vị tính mS/cm, hoặc được biểu hiện đơn vị ppm đối với những máy đo TDS (Total dissolved).

Chỉ số EC chỉ diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch, chứ không thể hiện được nồng độ của từng thành phần riêng biệt. Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần, do vậy duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng.

Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất, hậu quả là nồng độ dung dịch sẽ rất cao và gây độc cho cây, khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào môi trường. Ngược lại, nếu EC thấp sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước và khi đó ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch (Keith, 2003).  Khi cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước từ dung dịch, tổng nồng độ muối và EC đều thay đổi.

 

Bảng 1.1 Một số giới hạn EC và TDS đối với một số loại cây trồng

Cây

EC (ms/cm)

TDS (ppm)

Cẩm chướng

2,4 -5,0

1.400 – 2.450

Đại lan

0,6 – 1,5

420 - 560

Hoa hồng

1,5 – 2,4

1.050 – 1.750

Cà chua

2,4 – 5,0

1.400 – 3.500

Xà lách

0,6 – 1,5

280 – 1.260

Xà lách xoong

0,6 – 1,5

280 – 1.260

Chuối

1,5 – 2,4

1.260 – 1.540

Dứa

2,4 – 5,0

1400 – 1.680

Dâu tây

1,5 – 2,4

1.260 – 1.540

Ớt

1,5 – 2,4

1.260 – 1.540

 

 

 

 

           

Hàm lượng nitrat trong rau

Nitrat là hợp chất gốc NO3, có thể là (NaNO3, KNO3) là thành phần chủ yếu có trong phân đạm và được người nông dân sử dụng để bón cũng như kích thích sự phát triển của cây trồng.

Trong hoạt động thương mại quốc tế, các nước nhập khẩu rau tươi đều phải kiểm tra lượng Nitrat trước khi cho nhập. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng Nitrat trong nước uống là 50 mg/l, hàm lượng rau không quá 300 mg/kg rau tươi. Tuy nhiên dư lượng Nitrat trong rau xanh ở Việt Nam lại quá cao so với quy định chung. Nguyên nhân là do các nhà trồng rau đã sử dụng những chất bảo vệ rau quả quá mức cho phép.

Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong một số sản phẩm rau tươi (mg/ kg) (Theo Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-BYT của Bộ Y tế).

Bảng 1.2 Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong một số sản phẩm rau tươi.

STT

Tên rau

mg/kg

1

Bắp cải

≤ 500

2

Su hào

≤ 500

3

Súp lơ

≤ 500

4

Cải củ

≤ 500

5

Xà lách

≤ 1.500

6

Đậu ăn quả

≤ 200

7

Cà chua

≤ 150

8

Cà tím

≤ 400

9

Dưa hấu

≤ 60

10

Dưa bở

≤ 90

11

Dưa chuột

≤ 150

12

Khoai tây

≤ 250

13

Hành tây

≤ 80

14

Hành lá

≤ 400

15

Bầu bí

≤ 400

16

Ngô rau

≤ 300

17

Cà rốt

≤ 250

18

Măng tây

≤ 200

19

Tỏi

≤ 500

20

Ớt ngon

≤ 200

21

Ớt cay

≤ 400

22

Rau gia vị

≤ 600

 

Bảng 1.3 Mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong sản phẩm rau tươi.

STT

Vi sinh vật gây hại (quy định cho rau, quả)

Mức giới hạn tối đa cho phép (CFU/g **)

Phương pháp thử

1

Salmonella

0

TCVN 4829 : 2005

2

 

 

3

Colifroms

 

 

Escherichia coli

200

 

 

10

TCVN 4883 : 1993

TCVN 6848 : 2007

TCVN 6846 : 2007

 

 

 

 

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

zalo
0968244268