THÀNH PHẦN:
Phân dê nguyên chất 100% đã xử lý chế phẩm sinh học.
CÔNG DỤNG:
Cung cấp dinh dưỡng hữu tan chậm
Kích thích phát triển bộ rễ
Tăng độ dày và màu xanh lá
Tăng màu sắc cho hoa, giúp hoa lâu tàn
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Đặt túi phân lên bề mặt chậu đối với lan trồng chậu hoặc cột gói phân lên bảng ghép lan sau đó tưới nước thường xuyên cho phân tan dần cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Lưu ý bảo quản
Bảo quản nới kho ráo, thoáng mát.
Quy trình chăm sóc lan gợi ý
Chăm sóc, bón phân:
-Lúc cây còn nhỏ: phun phân bón lá 30–10–10, lượng dùng 10 g /16 lít nước ,phun ướt đều cây lan hoặc hỗn hợp môi trường. Tuỳ theo cây phát triển như thế nào và kích thươc lớn nhỏ mà phun. Trung bình với lượng dung dịch phân như trên có thể phun 350 cây lan con. -Phun đều, định kỳ 3 – 5 ngày/lần.Nếu trồng lan trong chậu ,dùng phân bón lan dạng túi lọc GOAST ORGANIC đặt 1-2 túi/chậu,định kỳ 1tháng/thay1lần.Có thể dùng sản phẩm phân bón lá để kích ra rể lan con
-Khi cây trưởng thành: phun 20–20–20 định kỳ 3-7 ngày/lần ;để giúp lan ra rể mạnh nên phun VITAMIN B1 định kỳ 7 ngày/lần ; khi cây đã sung mãn ,phun 10–50–10 để kích thích ra hoa.Có thể phun 19-31-17 để kích thích ra hoa. Dùng phân bón lan dạng túi GOAST ORGANIC đặt 1-2 túi/chậu,định kỳ 1tháng/thay1lần.
-Khi cây vừa trổ hoa: thì phun phân 10–20–30 để hoa có màu sắc đẹp và lâu tàn. Nếu trồng lan trong chậu ,dùng phân bón lan dạng túi lọc GOAST ORGANIC đặt 1-2 túi/chậu,định kỳ 1tháng/thay1lần.
-Khi hoa đã tàn hoặc cắt cành rồi:nên đổi sang dùng phân 30–10–10 để cây tăng trưởng ra chồi và lá nhanh. Riêng Vanda rất chịu phân chuồng như phân bò hoai phơi khô bỏ vào gốc, cây rất tốt, ra nhiều hoa, màu sắc đẹp.
-Đa số lan Dendrobium sp ưa nóng, ưa ẩm, ưa thoáng. Vì vậy, trung bình tưới 2 lần/ngày, ngày nào có nắng gắt có thể tưới thêm một lần nữa. Lưu ý, không tưới nước nhiễm phèn vì sẽ tổn thương bộ rễ. Nước bị nhiễm mặn hoặc nước ao hồ, sông suối ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến cây.
-Giàn lan luôn luôn phải được làm vệ sinh chung quanh, nhổ cỏ rác, diệt côn trùng như dế, ốc sên, bướm tránh lây mầm bệnh, giữ giàn lan luôn được thông thoáng.
Phòng trừ sâu bệnh:
Để phòng trừ bệnh do nấm, trước hết cần bảo đảm cho cây đủ dinh dưỡng và tỷ lệ N:P:K phải cân đối. Dư N và thiếu K thường làm cho lá mềm, dễ nhiễm bệnh. ánh sáng phải đầy đủ để giữ độ cứng cho lá . Lá bị gãy do dư N, thiếu K hay do thiếu ánh sáng.Không tưới dư nước vì dễ làm cho rễ và đọt úng. Phun thuốc phòng ngừa thường xuyên 1 tháng 1 lần đến 2 lần. Nếu thấy bệnh xuất hiện cần phun nhiều hơn (1 tuần 2 đến 3 lần) cho đến khi triệu chứng bệnh giảm thì trở lại phun theo cách phòng ngừa.
Các thuốc có thể sử dụng là: . Aliette 2/1000; Rovral 2/1000: trừ bệnh thối đọt, thối cổ rễ ở cây con. . Zineb2/1000, Maneb 2/1000, Captan 2/1000; Benlate 1/1000;cerezan 1/1000... Các thuốc có chứa gốc Cu (Đồng) chỉ nên sử dụng ở cây trưởng thành và không nên dùng nhiều lần trong một thời gian ngắn. Lá bị gãy do dư N, thiếu K hay do thiếu ánh sáng.
- Sâu hại lan:
* Rệp vảy: Rệp thường bám trên các thân giả hành còn non. Phòng trị bằng cách: Dùng bàn chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng.
* Bọ trĩ: Gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần, phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần.